Đánh giá Nhà_Đường

Nhà Đường, cùng với Nhà Chunhà Hán, được coi là 3 Triều đại để lại nhiều dấu ấn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Thậm chí về nhiều mặt (lãnh thổ, tôn giáo...) nhà Đường còn vượt hơn 2 Triều đại trước. Do vậy nhà Đường còn được người dân Trung Hoa các đời sau ca tụng là "Thịnh thế Thiên triều". Ngày nay danh từ "người Đường" cũng thường được sử dụng tương tự như "người Hán" để chỉ người Trung Hoa, dù có phần ít thông dụng hơn.

Là Triều đại rực rỡ nhất trong lịch sử Trung Quốc, nhà Đường cũng đồng thời là Triều đại hỗn loạn nhất trong lịch sử với 4 vấn nạn chính của chế độ phong kiến diễn ra ở mức độ nghiêm trọng nhất: ngoại thích, hoạn quan, tiết độ sứ và khởi nghĩa nông dân, ngoài ra cũng không thiếu các cuộc đấu tranh trong nội bộ hoàng tộc (sự biến Huyền Vũ và cách mạng Đường Long là hai ví dụ). Các vấn nạn này xảy ra liên tục trong suốt gần 300 năm của nhà Đường và chỉ ngưng lại trong một số khoảng thời gian nhỏ, có tính chất luân phiên nhau. Ở những Triều đại khác cũng có những vấn nạn này nhưng ở thời Đường chúng có sức tàn phá nặng nề nhất, bi thảm nhất khiến cho xứ Trung Quốc không thể phục hồi suốt gần 1000 năm sau đó, mở đầu cho thời kỳ các bộ tộc phương bắc mạnh lên trước khi 1 Đại Minh xưng bá thiên hạ (Và Trung Hoa Dân Quốc thay thế Mãn Châu 1912).

Trong khoảng 150 năm đầu là thời đại ngoại thích xen kẽ đấu tranh hoàng tộc, 150 năm cuối là thời đại hoạn quan kết hợp với tiết độ sứ, cùng với khởi nghĩa nông dân, sức nặng quyền lực di chuyển dần từ triều đình ra các vùng biên, cuối cùng tập trung hoàn toàn trong tay các tiết độ sứ từ khu vực xung quanh kinh đô trở ra. Triều đại của Đường Huyền Tông là giai đoạn chuyển giao giữa 2 thời đại này khi quyền lực của hoạn quan và các tiết độ sứ được tăng lên cùng với quyền lực của ngoại thích trong triều đình suy giảm. Hai cuộc nổi loạn lớn nhất (loạn An - SửHoàng Sào) đã tàn phá hoàn toàn nguyên khí nhà Đường và khiến trung tâm văn minh của Trung Quốc dịch chuyển xuống ở Miền nam. Nhìn chung, 150 năm cuối nhà Đường là giai đoạn đen tối bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc. Nhà Đường sụp đổ cũng là khởi đầu cuộc di dân lớn của người Bắc xuống phía nam và cả các nước chư hầu xung quanh Trung Hoa.

Âu Dương Tu, Tống Kì (宋祁) trong sách "Tân Đường thư" ở phần "Bắc Địch truyện" đối với công tích của nhà Đường đều có khẳng định: "Nhà Đường có đức lớn vậy !" (唐之德大矣, Đường chi đức đại hĩ).

Nhà sử học Hướng Đạt (向达, 1900 - 1966): "Lý Đường là thời đại chỉ có một trong lịch sử, trên có tiếng vang hơn cả Hán, Ngụy, Lục triều. Dưới đến Lưỡng Tống đổi vận mới cho văn minh. Mà có thể làm cho rực rỡ huy hoàng, kế tập những văn vật cũ, hấp thu những tinh anh của ngoại lai. Có những ảnh hưởng rất sâu sắc đến tư tưởng học thuật thời Lưỡng Tống, là không thể ngược lại được gốc nguồn (nhà Đường) đó".

Vua Minh Hiến Tông: "Từ thời Tam Đại về sau, công lao cai trị không đâu thịnh bằng nhà Đường, mà trong 300 năm triều Đường, không đâu thịnh bằng thời Trinh Quán (Đường Thái Tông)". "Làm việc giúp đời yên dân, thành sự rực rỡ lạ thường, cơ hồ chẳng lúc nào bằng được, có lòng quý thương, sửa mình mà chính lại cái lòng tự lấy làm thẹn với đạo của Nhị Đế Tam Vương, không vị nào thành thật vậy. Nói đến những bậc phát triển cơ nghiệp, đáng chỉ có đây là đỉnh cao rồi vậy".

Nhà Hán Học là Max Weber: "Dựng nên văn hóa và bản đồ Trung Quốc với những bậc dựng nghiệp chân chính, nhà Đường đáng lưu vinh đến muôn đời.

Vương Phu Chi (王夫之) nhà Minh: "Thịnh thế Khai Nguyên, Hán Tống cũng không bằng". "Trước có Hán, sau có Tống, đều không bì kịp".